Monday, March 21, 2016

Cẩm nang đi Lao Bảo - Savannakhet


Tổng quát:
Lao Bảo là thị trấn nhỏ thuộc huyện biên giới Hướng Hóa, phía Tây của tỉnh Quảng Trị.
Từ thị xã Đông Hà theo đường Quốc Lộ 9A đi về hướng Nam Lào khoảng hơn 80 km sẽ đến Lao Bảo. Đây là một thị trấn tương đối sầm uất nhờ mậu dịch biên giới. Đây là một điểm quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Lao Bảo có dân số trên 30.000 người.
Lao Bảo tọa lạc vị trí sát biên giới Việt Nam - Lào gần 2 km. Bên kia biên giới là tỉnh Savannakhet. Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định về Quy chế Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo. Sau đó, ngày 12 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg về Quy chế Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo.
Địa hình tự nhiên của Lao Bảo có sông Xê Pôn ngăn cách biên giới giữa hai nước Lào- Việt.
Đi và về
Từ các tỉnh
Thông tin về các phương tiện đến Quảng Trị, xem bài Cẩm nang du lịch bụi Quảng Trị.
Riêng tại một số tỉnh như Đà Nẵng, Huế có cả xe open tour đi Lào - Thái luôn.
Liên hệ các hãng lữ hành để biết thêm chi tiết.

Từ Đông Hà
Từ bến xe Đông Hà đi lên cửa khẩu Lao Bảo mất hơn 80km tốn khoảng 1h30' xe chạy: bạn có thể liên hệ với các xe đi Lao Bảo (hầu hết là xe 12 chổ ngồi) trong bến xe Đông Hà để mua vé. Xe ở BX Đông Hà chạy tuyến Lao Bảo rất nhiều cho nên bạn nên chọn cho mình chiếc nào ứng ý hẵng lên, hoặc nếu muốn đi lên Lao Bảo sớm thì nên chọn những chiếc xe đã gần đủ chổ hoặc gần xuất bến (xe gần xuất bến sẽ đậu ở bãi đổ gần cổng ra).
Giá vé khoảng 40.000đ/ người - nên thảo thuận giá cả với chủ xe trước khi khởi hành.
Xe sẽ đưa bạn tới BX Lao Bảo (đối diện trung tâm thương mại Lao Bảo - cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo khoảng 1,5km)
Nếu có mặt tại Lao Bảo quá sớm, bạn chưa muốn làm thủ tục xuất cảnh thì bạn có thể đi tham quan TTTM Lao Bảo, thị trấn Lao Bảo hay đi tham quan nhà tù Lao Bảo (cách 3km).
Hoặc bạn có thể dùng cơm trưa tại quán ăn trong trung tâm thương mại Lao Bảo.
Từ khu TTTM Lao Bảo đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chỉ có 1,5km nên bạn có thể đi bộ hoặc đi xe ôm (giá xe ôm là 5.000đ, nên thương lượng giá cả trước).
Nếu đến cửa khẩu Lao Bảo mà có xe ôm đòi chở sang Lào thì.. đừng nên đi bởi khoảng cách từ 2 cổng của 2 cửa khẩu Việt Nam và Lào chỉ cách nhau có vài bước chân thôi, mà nếu đi xe ôm họ cũng chỉ có thể chở bạn qua đến cửa khẩu của Lào thôi.

Xuất cảnh – nhập cảnhCông dân Việt Nam sang Lào được miễn Visa, tuy nhiên khi xuất cảnh bạn phải đóng lệ phí xuất cảnh (tại cửa khẩu Lao Bảo) và nhập cảnh (tại cửa khẩu Densavanh). Khi về lại cũng như vậy.
Đóng tiền tại cửa khẩu Lao Bảo đóng bằng tiền Việt, còn tại cửa khẩu Densavanh thì phải đóng bằng tiền của Lào. Cho nên cần đổi tiền trước khi đóng.
Sau khi làm thủ tục xong, bạn có thể ghé thăm quan chợ biên giới ở Lào trước khi bắt xe đi Savannakhet (BX nằm gần chợ). Từ cửa khẩu Den Sa Vanh tới chợ khoảng 1,5km nếu đi xe ôm mất khoảng 10.000đ (có thể trả tiền Việt, tài xế xe ôm biết tiếng Việt luôn).
. Nếu muốn lưu trú tại thị trấn miền núi này trước khi qua Lào bạn có thể lưu trú tại một số khách sạn ở Lao Bảo hoặc tại Khe Sanh (cách Lao Bảo 22km).
+ Tại Khe Sanh:
./ K/s Thái Ninh ( 3 sao) và một số khách sạn nhỏ ở 2 bên đường QL9.
Nếu lưu trú tại Khe Sanh sáng sơm hôm sau bạn có thể bắt xe lên Lao Bảo tại BX Khe Sanh (gần chợ Khe Sanh)
053.880.725 + Tại Lao Bảo:
Có thể lưu trú tại:
k/s Sepon (có bar và nhà hàng luôn): 053.777.129
k/s Hòa Bình: 053.777.384
k/s Hoàng Gia: 777.778
k/s Thiên Nga: 877.282
và nhiều k/s khác nữa (do tại Lao Bảo chưa có địa chỉ rõ ràng nên người viết chỉ lấy được điện thôi liên lạc thôi).

Cổng cửa khẩu Lao Bảo và cửa khẩu Den Sa Vanh (Lào)

ĂnCó thể ăn tại Lao Bảo hoặc ăn tại ngay chợ biên giới ở Lào.
Tại Lao Bảo
Có thể dùng cơm trua tại TTTM Lao Bảo hoặc nhà hàng của khách sạn Sepon hoặc nhà hàng của khách sạn Hòa Bình (nằm sát TTTM Lao Bảo).
Ngay tại cửa khẩu của Lào cũng có nhà hàng Lào - Thái Lan - Việt Nam (chủ quán là một người Thái).
Khách sạn Sepon: 053.777.129
Khách sạn Hòa Bình: 053.777.384

Tại chợ biên giới
Có rất nhiều quầy quán của người Việt lẫn người Lào bán. Có nhiều món ăn của Lào lẫn Việt Nam.

Một xe chở khách ở Lào

Dịch vụ
Đổi tiền:
Có thể đổi tiền Việt sang tiền Lào (kip) qua các chị làm dịch vụ đổi tiền tại cửa khẩu (họ đổi cả tiền Thái và USD luôn). Cứ 100.000VNĐ đổi được 45.000kip
Ngoài ra bạn có thể liên hệ với chi nhanh của NH NN&PT NT ngày tại cửa khẩu Lao Bảo để đổi tiền.
Cứ 100.000đ đổi được 50.000kip (cao hơn đổi bên ngoài).
Tiền Việt vẫn được chấp nhận tiêu thụ tại khu vực biên giới, nhưng nếu đi sâu vào Savanakhet thì ít được chấp nhận.

ATM:
Tại Khe Sanh có ATM của Sacombank và Agribank (Gần chợ Khe Sanh)
Tại Lao Bảo có ATM của Agribank (gần TTTM Lao Bảo)

Internet:
Tại Khe Sanh: khu vực gần chợ
Tại Lao Bảo: 777.567

Điện thoại:Ngay tại biên giới bạn vẫn có thể sử dụng điện thoại mang SIM Việt Nam nhưng khi đi vào trong địa phận của Lào thì... Vì vậy cần mua SIM điện thoại của Lào. Mua đâu????
Liên hệ với các đại lý bán SIM điện thoại, card điện thoại tại chợ biên giới nếu không thì mua tại mấy bà chị làm dịch vụ đổi tiền là có. Khoảng 40.000đ một SIM tài khoản 80.000đ
Đi SavannakhetTừ Chợ biên giới bạn có thể đi Savannakhet bằng xe khách (giống xe đò của Việt Nam).
Có thể đi xe tại chợ hoặc liên hệ bến xe cách chợ khoảng 1km.
Giá xe đi Savannakhet là 80.000đ/lượt (từ Savannakhet cũng có thể đi Thái luôn - miễn Visa).

Cột mốc biến giới Việt Nam và Lào

Một số hình ảnh khác


Đường lên Lao Bảo





Nhà sàn của người Lào


Một ngôi chùa gần Chợ


Nhà may ở trong chợ

Suất cơm trưa 20.000đ
Nguyễn Tùng Lâm
Liên lạc đặt tour: 0902 43 11 77

WESTMINSTER (NV) - Ông Tạ Đức Trí, thị trưởng thành phố Westminster, California, gây quỹ giúp gia đình bà quả phụ “anh hùng Mũ Đỏ tên Đương.”

Ông Tạ Đức Trí quyết định gây quỹ sau khi nhật báo Người Việt đăng loạt bài về gia cảnh bà Trần Thị Mai, người vợ của cố Đại Úy Nguyễn Văn Đương, người tuẫn tiết trong chiến dịch “Hành Quân Lam Sơn 719” năm 1971.
Thị Trưởng Tạ Đức Trí nói với Người Việt: “Tôi rất xúc động khi biết được hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn của bà quả phụ Nguyễn Văn Đương tại Việt Nam. Cố Đại Úy Nguyễn Văn Đương đã hy sinh vì lý tưởng tự do và sự an bình của miền Nam Việt Nam. Để bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự hy sinh của thế hệ cha anh, tôi quyết định gây quỹ giúp bà quả phụ Nguyễn Văn Đương và con trai bà. Hy vọng sự đóng góp của các đồng hương tại hải ngoại sẽ phần nào xoa dịu và chia sẻ những mất mát và khổ đau mà gia đình bà quả phụ Nguyễn Văn Đương phải chịu đựng trong hơn bốn thập kỷ qua.”

Trên bức Thư Ngỏ kêu gọi hỗ trợ gia đình bà quả phụ Nguyễn Văn Đương, thị trưởng Tạ Đức Trí viết: “Là con một gia đình đến Mỹ với danh nghĩa tị nạn chính trị và là con rể của một cựu Trung Tá Thủy Quân Lục Chiến, Quân Lực VNCH, từng bị tù Cộng Sản sau 1975, tôi đã rất xúc động sau khi đọc được loạt bài về gia đình bà quả phụ cố Đại Úy Quân Lực VNCH Nguyễn Văn Đương, nhân vật chính trong ca khúc ‘Anh Không Chết Đâu Anh’ của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.”
“Hoàn cảnh khó khăn, bi thảm của gia đình 'người anh hùng Mũ Đỏ tên Đương' gần như bị lãng quên hơn 40 năm qua, cũng như ước mong của bà Trần Thị Mai được một lần đi đến Hạ Lào, nơi Đại Úy Đương hy sinh trong cuộc 'Hành Quân Lam Sơn 719,' đã thôi thúc tôi lập ra trang mạng gây quỹ này.” Vẫn theo thư ngỏ.
Phu nhân thị trưởng Tạ Đức Trí là bà Dược Sĩ Đoàn Quế Anh, ái nữ của cố trung tá Thủy Quân Lục Chiến VNCH, Đoàn Trọng Cảo.
Mục đích gây quỹ của thị trưởng Tạ Đức Trí: “Một là giúp anh Nguyễn Viết Xa, người con trai út của cố Đại Úy Đương, hiện đang hành nghề xe ôm ở Sài Gòn, có chút vốn liếng mở một tiệm tạp hóa bán ở nhà để vừa có thu nhập mà vừa được ở gần để chăm sóc mẹ, như mong ước của anh.” Và “Thứ hai là giúp bà Trần Thị Mai có đủ tài chánh trang trải cho chuyến đi đến Hạ Lào, mà theo lời bà là 'muốn chứng kiến nơi ấy và biết đâu sẽ còn tìm được xương cốt' của anh hùng Nguyễn Văn Đương.”
Giấy “báo mất tích,” bà Trần Thị Mai giữ từ năm 1971 đến nay. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Để công việc gây quỹ được minh bạch, thị trưởng Tạ Đức Trí đã mời, và được văn phòng tài chánh của ông Jonathan Tôn - D.T. Tôn - đứng ra đảm trách công việc kiểm toán.
Ông Jonathan Tôn, chủ nhân công ty cố vấn tài chánh D.T. Tôn lâu năm tại Little Saigon, nói với Người Việt: “Đây là việc đáng làm, cần làm, nên tôi sẵn lòng giúp. Bất cứ ai, có lòng yêu quê hương, yêu tổ quốc, nhớ công lao của những người đã hy sinh cho tổ quốc, đều sẵn lòng tham gia, không tư lợi, không tính toán.”
Hình thức gây quỹ lần này không giống cách thức “truyền thống.” Thị Trưởng Tạ Đức Trí chọn cách gây quỹ trên mạng Internet để người hảo tâm ở khắp nơi có thể đóng góp. Quý độc giả có thể vào trang này https://www.gofundme.com/63uy9wgs để theo dõi và biết thêm chi tiết của công việc gây quỹ này. (Đ.B.)

Bà quả phụ 'anh hùng tên Đương' cảm ơn độc giả Người Việt

 Việt Hùng/Người Việt
Sài Gòn (NV) – “Tôi quá xúc động! Từ sau 1975, chưa bao giờ nhận được tình cảm của mọi người nhiều như những ngày vừa qua.” - Bà Trần Thị Mai, tức bà quả phụ cố Đại Úy Nguyễn Văn Đương, “người anh hùng Mũ Đỏ” trong ca khúc “Anh Không Chết Đâu Anh” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, bày tỏ như vậy về tình cảm mà độc giả báo Người Việt dành cho bà mấy ngày qua.
Bà Trần Thị Mai đang nghe điện thoại của độc giả Người Việt ở Mỹ gọi về. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Hôm 11 tháng 3 năm 2016, báo Người Việt có bài viết “Thăm bà quả phụ người anh hùng Mũ Đỏ tên Đương.” Sau khi bài báo đăng tải, có rất nhiều người Việt ở hải ngoại cũng như trong nước đã gọi điện thoại đến thăm hỏi bà quả phụ Nguyễn Văn Đương, khiến bà rất xúc động.
Chúng tôi trở lại thăm bà Trần Thị Mai vào một buổi trưa trời Sài Gòn nắng gắt. Vừa đến nơi đã thấy bà đang nghe điện thoại: “Dạ, tôi cảm ơn các cô chú. Mong trời phật sẽ phù hộ cho gia đình quí ân nhân.”
Buông điện thoại xuống, bà liền nở nụ cười với tôi: “Cảm ơn con nhiều nhé! Từ ngày báo Người Việt đăng bài viết đó lên, cô đã nhận rất nhiều cuộc điện thoại, hỏi thăm sức khỏe và lời đề nghị sẽ giúp đỡ cô, khiến cô rất xúc động.”
Bà Mai kể tiếp: “Tối qua khoảng 2 giờ khuya, vẫn còn có người gọi điện thoại. Có lẽ họ ở Mỹ nên quên mất là ở Việt Nam đang vào giấc khuya. Cô bắt điện thoại lên thì được một anh bên Mỹ cho biết sẽ gửi quà về. Họ hỏi thăm sức khỏe và cảm ơn cô đã hy sinh mấy chục năm qua.”
'Ngoài ra còn có mấy người ở Sài Gòn này cũng đến thăm hỏi và trao quà cho cô. Họ bảo là “chúng tôi không nghĩ được là một gia đình như đại úy Đương mà còn đang kẹt lại ở Việt Nam và có cuộc sống khổ sở như vậy?”

“Vì như họ nghĩ, với lý lịch như gia đình cô thì chắc chắn đã ở Mỹ. Hoặc đã có cuộc sống rất tốt đẹp rồi.” - Bà Mai cho biết.

Bút tích của bà Trần Thị Mai gửi lời cảm ơn đến độc giả báo Người Việt. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
* Cảm ơn độc giả báo Người ViệtCầm tờ giấy đã úa màu với nội dung “báo mất tích” của cố Đại Uy Nguyễn Văn Đương từ năm 1971 trên tay. Bà Mai rưng rưng nước mắt: “Cuối cùng thì ngày em được mong muốn đến nơi anh đã ‘mất tích’ cũng sắp thành hiện thực rồi.”
“Cô đã giữ tờ giấy này biết bao nhiêu năm qua, tờ giấy ‘báo tử’ của anh Đương thì cô đã xé và vứt bỏ. Vì với cô khi nào còn chưa tìm được xác của anh Đương thì vẫn chỉ là ‘mất tích’ mà thôi!” - Từng giọt nước mắt lăn dài trên má của cô Mai hòa quyện trong từng tiếng nấc nghẹn ngào.
Với bà Mai, chỉ có giấy báo “mất tích” của chồng chứ không có tờ giấy “báo tử.” (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Rồi cô lấy tờ giấy trắng, đặt cây bút trên tay, nắn nót từng chữ “Xin gửi lời cảm ơn đến độc giả Người Việt.” Bàn tay thô ráp, cứng cáp và chai sạn vì thời gian, có vẻ như cô “sinh viên năm nào” giờ đã quá lâu chưa cầm lại bút viết.
“Cô còn muốn viết nhiều hơn nữa? Nhưng biết viết gì đây khi cô đang sống trong những ngày tháng hạnh phúc này. Thứ hạnh phúc mà không thể diễn tả bằng câu chữ được. Từ sau 1975 đến giờ, chưa bao giờ cô cảm nhận được tình cảm của mọi người, bạn bè thân thích còn nhớ tới anh Đương nhiều như vậy.” - Bà Mai nói.
Ước mong thầm kín bấy lâu nay của bà quả phụ Nguyễn Văn Đương đang dần trở thành hiện thực, khi cô Mai cho hay: “Sắp tới đây khi đã có chút ít tài chánh rồi. Chắc chắn cô sẽ thực hiện ước muốn của mình, là trở về vùng Hạ Lào, nơi anh Đương đã ‘mất tích’. Cô muốn chứng kiến nơi ấy và biết đâu sẽ còn tìm được xương cốt của anh ấy!”

Du Lịch Quãng Trị

  Cây cầu huyền thoại nằm bên dòng sông Đakrông. Ảnh: Thinh Duy Quach.

Lịch trình 3 ngày ở vùng đất lịch sử Quảng Trị


Quảng Trị nằm ven biển khu vực miền Trung Việt Nam. Đây là nơi có vĩ tuyến 17 từng chia cắt hai miền Bắc - Nam trong chiến tranh và nhiều di tích lịch sử khác. 


Nằm khá xa với hai thành phố lớn là Sàigon và Hà Nội, nhưng Quảng Trị ngày nay cũng dần thu hút du khách khắp nơi, đặc biệt là dịp tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Chỉ riêng tỉnh này có tới 72 nghĩa trang, trong đó nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Đường 9 là nơi chôn cất khoảng 20.000 , trong đó có rất nhiều mộ vô danh.
Phương tiện di chuyển
Máy bay: Hiện nay Quảng Trị chưa có sân bay đón khách trực tiếp. Du khách có thể chọn các chuyến bay đến Phú Bài, Huế hoặc Đồng Hới, Quảng Bình. Nếu có dự định về Quảng Trị trong dịp này du khách nên mua sớm để được vé rẻ và chỗ ngồi tốt nhất. Từ Quảng Bình và Huế chỉ mất khoảng 2 giờ đi ô tô để tới thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Giá vé xe dao động 75.000 - 150.000 đồng.
Xe Lữa: Ga Đông Hà là một ga khá lớn, đón tiễn khoảng 5 chuyến tàu Thống Nhất hàng ngày, chưa kể tàu địa phương. Từ Hà Nội, du khách có thể chọn tàu SE1 hoặc SE3. Xuất phát từ buổi tối, ngủ một đêm trên tàu và sáng hôm sau bạn có mặt tại Quảng Trị. Giá vé nằm dao động 350.000 - 750.000 đồng. Từ TP HCM du khách có thể chọn mã tàu SE8 hoặc SE6, mất khoảng một ngày một đêm và tới Quảng Trị vào sáng hôm sau. Giá vé nằm dao động từ 550.000 đến 1,3 triệu đồng.
Xe Hơi: Xuất phát từ Hà Nội đi Quảng Trị, du khách muốn tiết kiệm thời gian cũng như tiền khách sạn có thể chọn đi xe đêm giường nằm của các nhà xe như Quang Tửu, Dòng Hiền... Các nhà xe này điều xuất phát lúc chiều tối và đến Quảng Trị vào sáng ngày hôm sau. Giá một vé dao động từ 230.000 đến 250.000 đồng.
Các hãng xe uy tín chạy tuyến Sài Gòn – Đông Hà như Hoàng Long, Tiến Đạt Thành, Đức Trang...đều xuất phát từ bến xe Miền Đông. Du khách có thể đặt vé qua tổng đài của các nhà xe với giá khoảng 500.000 - 600.000 đồng, tùy gói dịch vụ và các bữa ăn. Thời gian di chuyển dài khoảng một ngày.
Dưới đây là gợi ý hành trình 3 ngày ở Quảng Trị để bạn tham khảo:
Ngày 1: Nghĩa trang Đường 9 - Nghĩa trang Trường Sơn - Địa đạo Vịnh Mốc - Cửa Việt

Nghĩa trang Trường Sơn. 
8h: Sau khi ăn sáng du khách men theo đường quốc lộ 9 để về với nghĩa trang Đường 9.
9h: Tiếp tục quốc lộ 9 về tới thị trấn Cam Lộ rồi rẽ phải theo hướng chỉ dẫn của biển báo để qua nhánh Trường Sơn Đông. Từ đây chạy một đoạn hơn 10 km để tới nghĩa trang Trường Sơn.
10h: Tiếp tục hành trình qua tỉnh lộ 75 để về giếng cổ Gio An. Đây là hệ thống thủy lợi của người Chăm sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn đến ngày nay. Theo ước tính hệ thống giếng cổ Gio An trên 5.000 năm tuổi.
11h: Du khách chạy hết tỉnh lộ 75 để tới quốc lộ 1A, từ đây rẽ trái để về di tích lịch sử cầu Hiền Lương, sông Bến Hải. Sau khi tham quan du khách đi tiếp về thị trấn Hồ Xá thuộc huyện Vĩnh Linh để ăn trưa và nghỉ ngơi.
14h: Hành trình kế tiếp là địa đạo Vịnh Mốc, một hệ thống địa đạo quy mô của người dân ở thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh. Đây là một công trình quân-dân sự trong thời chiến.
16h: Du khách đi theo cung đường ven biển về hướng Cửa Tùng, ở đây có chợ hải sản rất rẻ, bán các loại nghêu, ghẹ, cá... tươi ngon. Du khách có thể mua về chế biến ở khách sạn hoặc tại nhà dân. Sau đó tiếp tục đến biển Cửa Việt nếu du khách muốn tắm biển, ngắm cảnh, chụp hình. Tiếp sau bạn về làng Mai Xá để ăn bún Chắt Chắt bên cây đa của làng và quay lại Đông Hà.
Buổi tối du khách thư giãn ở những quán cà phê quanh thành phố hoặc đến dọc bờ sông Hiếu thưởng thức hải sản. 
Ngày 2: Khe Sanh - Cửa khẩu Lao Bảo - Làng Tà Rụt
7h: Sau khi ăn sáng du khách tiếp tục chạy về hướng quốc lộ 9 để về Khe Sanh của huyện Hướng Hóa. Thăm di tích lịch sử sân bay Tà Cơn thuộc cụm cứ điểm Khe Sanh. Tại đây có hướng dẫn viên giới thiệu cho du khách về giai đoạn trong chiến tranh. Từ Đông Hà đến Khe Sanh khoảng 60 km.
11h: Du khách rời Khe Sanh về cửa khẩu Lao Bảo. Ở đây bạn có thể vào siêu thị miễn thuế mua hàng với giá rẻ. Nếu du khách mang theo hộ chiếu có thể sang nước bạn Lào để đánh dấu làm kỷ niệm. Sau khi tham quan và mua sắm du khách nghỉ chân và ăn trưa.
v-9930-1436244255.png
Ngôi nhà truyền thống của người dân tộc Pacô. Ảnh: Thịnh Duy Quách.
13h: Tiếp tục hành trình, du khách ghé thăm nhà tù Lao Bảo. Đây là một trong những nhà tù lớn nhất Đông Dương, nơi giam cầm nhiều nhà thơ Tố Hữu,. Hiện nay, địa danh được công nhận di tích cấp quốc gia.
14h: Du khách trở ra quốc lộ 9 để về cầu Đakrông. Vượt qua cầu, đi theo đường Hồ Chí Minh thêm 60 km nữa là bạn tới thị trấn Tà Rụt. Sau khi chinh phục một đoạn khá xa với phong cảnh núi non hùng vĩ, du khách ghé thăm nơi có cộng đồng người dân tộc Pa Cô sinh sống.
Đêm ở đây du khách có thể ghé thăm nhà người dân tộc, trò chuyện, uống trà để hiểu thêm về văn hóa, phong tục đời sống của người Pa Cô.
Khách sạn ở thị trấn này có giá khá rẻ, khoảng 150.000 - 200.000 đồng một đêm, phòng điều hòa. Giá cơm suất ở đây từ 20.000 đến 40.000 đồng.
Ngày 3: Thành cổ Quảng Trị - Thánh địa La Vang - Ẩm thực làng Phương Lang
6h: Du khách dậy thật sớm để bách bộ trong thị trấn Tà Rụt, thưởng ngoạn không gian trong lành, mát mẻ.
8h: Sau khi ăn sáng du khách tiếp tục trở về thành phố Đông Hà để viếng thăm thành cổ Quảng Trị. Nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm khốc liệt.
11h: Gần thành cổ Quảng Trị là di tích trường Bồ Đề, nơi minh chứng cho trận chiến ác liệt năm xưa. Hầu như nhà cửa ở thị xã Quảng Trị điều bị san bằng, trường Bồ Đề là căn nhà duy nhất còn sót lại sau trận đánh.
12h: Tiếp tục hành trình du khách tiến về thánh địa La Vang, huyện Hải Lăng. Đây là nơi hành hương quan trọng của dân địa phương và du khách các vùng khác.
DSC0535-JPG-2202-1436244255.jpg
Bánh ướt làng Phương Lang. Ảnh: Thinh Duy Quach.
13h: Sau khithăm viếng thánh địa La Vang, du khách tiếp tục chạy thêm khoảng 16 km để tới làng Phương Lang. Ở đây có đặc sản bánh ướt rất nổi tiếng. Dân địa phương dùng bánh ướt ăn kèm với thịt heo luộc, rau sống, nước chấm đặc trưng rất tinh tế và đậm đà hương vị. Du khách có thể tìm đến các quán trong làng Phương Lang để thưởng thức.
15h: Sau khi ăn uống và nghỉ ngơi, bạn về biển Mỹ Thủy thưởng ngoạn cảnh biển trong xanh và hoang sơ.
18h: Trở về thành phố Đông Hà, bạn soạn đồ đạc chuẩn bị lên tàu xe. Nếu còn thời gian du khách có thể thưởng thức một tô cháo cá Hải Lăng ở đường Lê Lợi đối diện khách sạn Công Đoàn khá ngon và lạ miệng.
Lưu ý thêm
Tà Rụt không phải xã biên giới, nhưng là trung tâm xã nên có xin phép càng tốt. Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân để phòng trường hợp chính quyền kiểm tra.
Đoạn đường từ cầu Đakrông về thị trấn Tà Rụt chỉ có một số nhà người dân bán xăng lẻ nhưng là người dân tộc nói tiếng Kinh không được tốt. Du khách có thể đổ xăng trước khi đi đoạn đường này hoặc mang xăng dự phòng.
Thị trấn Khe Sanh có trồng và bán cà phê địa phương cho du khách thưởng thức. Lưu ý, người có chứng bệnh về tim mạch uống cà phê ở đây rất dễ say.
Nhớ mang theo áo mưa phòng trường hợp trời mưa bất chợt sẽ làm ảnh hưởng hành trình.
Sưu Tầm Internet 

Thăm lại Quảng Trị – Khe Sanh & chiến sĩ vô danh

Nơi đây cách thị xã Quảng Trị 10 cây số. Bên trái con đường là bãi cát trắng lẫn với màu đất đen. Những cụm nhà mái tôn rải rác bên đường dưới ánh nắng gần trưa. Không một bóng người. Bên phải con đường là bãi cát vàng khô khốc, thỉnh thoảng gió thổi thốc từng cơn, những cụm cát tung lên xòa ra trong nắng. Một căn nhà xập xệ chắp lại bằng những miếng tôn cũ trên đó có dòng chữ bằng sơn trắng “Sửa xe, vá ép”. Nơi cửa, một ông già ở trần ngồi trên bậc thềm, tay cầm quạt lá, tay kia chống cằm nhìn bâng quơ ra con đường nhựa vắng người. Ngày 1 tháng 5 năm 1972, hàng vạn đồng bào từ Quảng Trị tản cư vào Huế. Cuộc tản cư và rút lui hỗn loạn đã biến đoạn Quốc Lộ 1 ở quận Hải Lăng thành con đường xương máu khi quân Bắc Việt phục kích và nã pháo vào đoàn người di tản. Bao nhiêu xác người đã nằm xuống và con đường hôm nay đìu hiu thưa thớt. Ai đã khiêng cất xác họ. Ai đã rửa chùi những đống máu, lau đi những óc não tung bay. Ai sắp lại những gan ruột phơi ra trầy trụa. Ai đã đạp lên xác họ trên đường chạy loạn rồi gục xuống ở bước chân kế tiếp, chồng lên người đã chết. Bây giờ, Đại Lộ Kinh Hoàng mang tên Lê Duẩn. Tôi đang đi trên nó một buổi sáng vắng lặng yên bình, nhưng chợt ớn lạnh từng cơn như vô hạn oan hồn chồm lên quấn lấy hỏi han. Cơn gió đồng lướt thướt thổi qua. Tôi trèo lên xe, nói chạy nhanh vào thị xã. Tới một ngã ba, người tài xế rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo. Đó là một con đường nhỏ hơn, có một chứng tích duy nhất còn sót lại của thị xã Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa, trường Bồ Đề. Người ta nói số bom đạn đổ xuống thị xã trong 81 ngày đêm, kể từ ngày 30 tháng Ba năm 1972, có sức công phá mạnh gấp bảy lần trái bom nguyên tử thả xuống Nhật trong thế chiến thứ hai. “Một viên gạch cũng bể làm tư,” người Quảng Trị nói rứa. Chỉ riêng ngôi trường Bồ Đề còn đứng vững với bốn bức tường lỗ chỗ vết đạn bom. Đến một ngã tư, lại rẽ phải. Cổ Thành Quảng Trị nằm phía tay trái, cách quốc lộ chừng hai cây số. Ở góc tường đầu tiên, rêu và cây dại mọc dày nhưng các vết đạn xoáy sâu vào lớp gạch tường đo đỏ vẫn còn hằn dấu rõ.

Tôi nhớ như in bức ảnh chụp mấy người lính cắm cờ vàng ba sọc đỏ trên cổ thành đổ nát năm nào. Bây giờ người ta cho xây lại phần trên cổng thành. Màu xám xi măng còn rất mới, có vẻ lạc lõng và chênh vênh trên dãy tường thành cũ kỹ. Bên trong thành, một con đường bê tông chạy thẳng từ cổng đến một cái đài cao xây theo hình một nấm mộ lớn, có bốn lối đi dẫn lên đài. Giữa trung tâm đài có một lư hương lớn, và một cái cột cao vút lên dựng bên cạnh một mái nhà mô phỏng một cổng tam quan. Tôi đứng trên đài cao nhìn xung quanh. Trừ các con đường nội bộ trong thành, còn lại là bãi cỏ xanh, các ghế đá công viên, ở một khoảng sân người ta trưng bày một hỏa tiễn chống máy bay. Tôi đứng lại một mình. Những tường thành như có một luồng khí lạnh tuôn ra làm sởn da. Có tài liệu nói rằng trong trận ác chiến giành lại cổ thành, quân lực Việt Nam Cộng Hoà chết gần mười ngàn người, bộ đội cộng sản cũng chết khoảng con số đó.
Trong cổ thành này, xác người có thể sắp bên nhau dày đặc mặt đất. “Một viên gạch cũng bể làm tư”. Đó là một nhận xét có vẻ đơn giản nhưng thật kinh hoàng. Mấy năm trước tôi có coi một đoạn phim tài liệu 45 phút do “Sở Văn Hóa Thông Tin Quảng Trị” thực hiện với lời bình của Võ Nguyên Thủy, con Võ Nguyên Giáp. Họ chiếu các mũi tiến công của bộ đội cộng sản vào cổ thành khởi từ ngày cuối của tháng Ba năm 1972. Những trận giao tranh ác liệt. Các cảnh máy bay B52 rải bom. Khi bộ đội phải bỏ chạy qua bờ bắc của sông Thạch Hãn, họ bình luận “quân ta tổn thất khá nặng nề”.

Các nhà quân sự cộng sản chỉ cần gây tiếng vang. Họ khát danh vọng bất kể mười ngàn lính nằm xuống để đổi lấy 81 ngày đêm giành giật từng tấc đất một cách tuyệt vọng. Bất kể tính mạng dân thường gục xuống do những màn pháo kích bừa bãi từ trong núi nã xuống Đại Lộ Kinh Hoàng. Những điều đó không được nhắc đến trong cả cuốn phim tài liệu?. Một người bạn chụp hình chuyên nghiệp kể rằng vào đây mà không khấn vái thì khi rửa phim chỉ thấy một màu trắng xóa. Tôi tin điều đó. Trên đài tưởng niệm có một lư hương rất lớn, nhưng lư hương đó chỉ dành cho những người lính cộng sản. Không có một lư hương chung cho tất cả những linh hồn vô danh lẩn khuất nơi đây, để những người sống có thể thắp hương cầu nguyện cho tất cả. Tôi không thể đốt hương để cắm vào cái lư hương riêng biệt này. Vì thế tôi chọn cắm một nén hương vào hư không. Ở đây có nhà bảo tàng hai tầng. Tầng trên trưng bày các hiện vật và hình ảnh các bộ đội cộng sản, sơ đồ cổ thành, mô hình trận đánh. Trong ngổn ngang chiến tích, đạn, bom, và súng cối đã rỉ sét có một cái bàn vuông nhỏ bên trên lộng kính. Phía trong mặt kính có hai lá cờ vàng ba sọc đỏ xếp ngay ngắn, một vài món quân trang quân dụng, và năm tấm hình căn cước của năm người lính Việt Nam Cộng Hòa. Có một mẫu giấy ghi chú đây là “chiến lợi phẩm” mà “bộ đội tịch thu được” trong cổ thành hồi 1972. Các hiện vật ở tầng này nói chung sơ sài, cách trưng bày lộn xộn và thiếu chuyên môn. Rời cổ thành chúng tôi băng qua sông Thạch Hãn. Đến ngã ba rẽ vào Đường 9 Nam Lào. Năm 1971, Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 tấn công qua biên giới Lào để phá hủy các căn cứ của Bắc Việt. Trục lộ hành quân chính là đường số 9 bắt đầu từ hướng cực đông là thị trấn Đông Hà. Tôi đã đọc nhiều tài liệu về con đường này, và giờ đây tôi đang đi trên đường 9, bắt đầu từ thị trấn Đông Hà. Hơn 10 giờ sáng nhưng cả thị trấn vẫn vắng vẻ như không có nhiều người. Đường 9 Nam Lào bây giờ đã tráng nhựa và khá rộng để hai chiếc xe tải tránh nhau dễ dàng. Con đường này sẽ qua Cam Lộ, Cà Lu, Khe Sanh, Làng Vei, Lao Bảo cho đến biên giới Lào. Đường 9 Nam Lào lâu nay chỉ có trong mường tượng từ ký ức qua các tài liệu thời chiến: hình ảnh các cuộc chuyển quân, những người lính gian khó, các trận đánh dữ dội, những cơn gió Lào oi bức. Có những khúc đường hẹp phải dùng xe ủi đất mở đường, cây cối hai bên um tùm. Bây giờ đây trước mắt tôi là một con đường buồn, một thị trấn lặng lẽ, những căn nhà hai bên đường không đóng cửa, nhìn suốt vào trong cũng không thấy người. Lời của một bài hát vào năm 1972 vang lên “? Anh đã về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà?” Dưới ánh nắng trải đều dù không thấy dấu vết sót lại của những ngày chiến tranh khốc liệt, nhưng từng vùng đất đi qua đều gợi lên ký ức chiến tranh vì sự nổi danh của chúng. Những cái tên lừng lẫy, kiêu hùng như Cam Lộ, như Khe Sanh… Bây giờ bên phải là núi, bên trái là dòng sông Đakrông lấp lánh nắng mai ở cây số 46 của đường 9 (tính từ đoạn bắt đầu ở thị trấn Đông Hà). Có một cái cầu treo bắt ngang sông giữa hai đầu núi, cầu Đakrông, đoạn đầu của Đông Trường Sơn. Bên kia cầu là đường 14A đưa vào đèo Mạ Ơi, A Lưới, A Shau… Đây là nơi diễn ra trận Apache Snow sáng ngày 10 tháng Năm/1969, lúc quân đội Hoa Kỳ quyết định mở chiến dịch giải tỏa Thung Lũng A Shau với sự tham dự của nhiều đơn vị Thủy Quân Lục Chiến,Thiết Giáp, Không Quân và Bộ Binh?. Đã gần giữa trưa, hai bên cầu trẻ con người thiểu số tan học tung tăng đi về hướng A Shau. Tất cả bọn chúng mặc áo quần màu đen, chân đất, nước da đen xoắn khoẻ mạnh nhưng khuôn mặt hốc hác. Trông chúng có vẻ ngô nghê, lạc lõng trên con đường tráng nhựa và cây cầu treo mới khánh thành. Ngang Khe Sanh, chúng tôi băng ngang ngã ba dẫn vào căn cứ cũ để đi thẳng lên Lao Bảo. Khúc đường này đang xây dựng lỡ dở, bụi đỏ mờ mịt. Nhà cửa hai bên đường nhuộm màu bụi đỏ. Nắng khô khốc tưởng chừng cả vùng này rất khó tìm ra một giọt nước. Thỉnh thoảng có các xe đò mang bảng số Lào chạy ngược chiều chở các đoàn khách du lịch hướng về Quảng Trị. Đến trung tâm chợ biên giới Lao Bảo thì trời đã đứng bóng. Đây là một chợ biên giới gồm một khách sạn khá lớn xây sát sườn. Chợ gồm hai khu nhà tròn và một khu ăn uống bình dân. Một đứa bé chạy ra mời ăn cơm. “Mi có chi ăn?” Thằng bé nhanh nhẩu: “Chi cũng có đủ”. Khu ăn uống bình dân chỉ có hai quán bán cơm và toàn thức ăn khô. “Có đủ” gồm ba món là cá nục kho, cá ngừ kho và cà pháo dầm nước mắm. Như vậy cũng đủ ăn một buổi trưa biên giới và mua sắm một ít hàng lậu tuôn từ Lào qua. Ở Lao Bảo, người bán hàng khô khan ít nói như cái nóng của miền Trung. Cả khu chợ hàng hóa nhiều và trật tự hơn chợ Gò, nhưng có cái không khí trầm trầm lặng lẽ.
Chúng tôi lên xe chạy ngược về con đường bụi đỏ. Bên trái, những quả đồi nằm chịu trận dưới mặt trời bốc lửa. Đến Làng Vei, nằm nửa đường từ đoạn Lao Bảo – Khe Sanh, chúng tôi ngừng xe để ngắm dòng sông chảy dịu dàng bên dưới. Rạng sáng ngày 7 tháng 2 năm 1968, bộ đội Bắc Việt có chiến xa yểm trợ tấn công và tràn ngập trại Lực Lượng Đặc Biệt ở Làng Vei. Đoạn từ Làng Vei về lại Khe Sanh bằng phẳng, bên trái có vài nương rẫy của đồng bào thiểu số. Chúng tôi băng qua trung tâm Khe Sanh đã quá trưa, ngôi chợ lồng vắng vẻ như cả thị trấn đều ngưng hoạt động, đến ngã ba thì rẽ trái vào căn cứ Khe Sanh.
Ngày 23 tháng 2 năm 1968, quân Bắc Việt pháo 1,300 quả đại bác vào Khe Sanh trong 8 tiếng đồng hồ. Mười lính Mỹ chết.
Đường đi phi trường Tà Cơn, một phi trường quân sự của Mỹ thời chiến, hẹp hơn đường 9, cũng đã tráng nhựa bằng phẳng. Phi trường nằm cách đường cái chừng cây số, có cổng rào và trạm gác thu lệ phí tham quan. Trên bãi sân ngổn ngang cỏ mọc người ta trưng bày một trực thăng UH và hai trực thăng chuồn chuồn. Ngày 11 tháng 2 năm 1968, hai vận tải cơ C-130 đáp xuống Khe Sanh. Một chiếc nổ tung vì trúng đạn pháo kích.
Gần đây, Bộ Quốc Phòng Mỹ nói họ đã xác định được danh tánh bốn quân nhân Mỹ chết trên đồi 665 vào đầu tháng 5/1967, và hài cốt của bốn người lính này đã được đưa về Mỹ. Sau 37 năm nằm yên trong vùng đất Khe Sanh, bốn quân nhân chết trong độ tuổi 20 đã trở về quê hương, được vinh danh ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington. Còn những ngọn đồi 471, 552, 665, 689? thì vẫn xanh cỏ mọc. Còn bao nhiêu xương cốt của Mỹ, của VNCH, của Bắc Việt Nam vùi sâu nơi ấy.
Con đường rời Khe Sanh từ hướng Tây, băng qua đèo Ai Lao để về lại Cam Lộ trông hùng vĩ hơn. Nhiều đoạn đèo đang được thi công nâng cấp, đất cát lổn nhổn trộn với bụi đỏ bay mịt trời. Mấy cái cần cẩu đang nâng lên hạ xuống ở một cây cầu đang xây mới cạnh chiếc cầu cũ bắt ngang một vực sâu, ngay một khúc quanh gắt như cùi chỏ. Đoạn đường này hẹp, nếu có một chiếc xe đi ngược chiều thì không biết tài xế sẽ xoay sở ra sao. Lấp lánh dưới sâu là dòng nước đã gần cạn trong mùa khô. Trời trong và xanh. Ngang một đoạn đèo gặp một đoàn người đang im lặng đi giữa đường, dẫn đầu là một người đàn ông mặc áo dài màu xanh đậm. Ông này xách một cái phèng la cũ, vừa đi chậm rãi vừa thỉnh thoảng gõ một tiếng “pheeng?”. Kế đến là bốn người đàn ông gánh một cái quan tài. Một đám tang giữa trưa. Trên quan tài có tấm hình của người chết, ảnh một cô gái trẻ. Những người đưa đám đều để đầu trần, có người đi chân không trên mặt đường nóng chảy nhựa. Bóng chiếc quan tài in xuống nền đường che nắng cho một vài người đi khép nép ven hông quan tài. Đoàn người đi chầm chậm trên đèo Khe Sanh – Cam Lộ. Tiếng phèng la điểm nhịp vang lên rồi tan dần vào vách núi. Một người trẻ hôm nay sắp được chôn. Trong một vùng đất còn nhiều người mất xác.
Lý Lô

Video Lam Sơn 719 / Battlefield Diaries

Video Lam Sơn 719 in English HD Video Lam Sơn 719 Part 1